Shopping Cart

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Hãy quay lại và chọn cho mình sản phẩm yêu thích bạn nhé


TIẾP TỤC MUA HÀNG

Các sự cố thường gặp trong sơn tĩnh điện và biện pháp khắc phục

17/12/2021
Tin tức

Công nghệ sơn tĩnh điện đang được ứng dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng do có nhiều tính năng ưu việt và dễ sử dụng hơn các loại sơn khác. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng không tránh khỏi một số lỗi sơn trên sản phẩm với những nguyên nhân khác nhau. Chính những điều này làm cho sản phẩm sơn giảm chất lượng và bạn muốn khắc phục điều đó? Vậy hãy tham khảo qua bài viết dưới đây về hiện tượng và cách khắc phục.

STT

Hiện tượng

Dự đoán nguyên nhân

Cách giải quyết

1

Vệ sinh bề mặt chưa sạch.

- Tốc độ làm sạch quá nhanh.

- Nồng độ hóa chất thấp.

- Điều chỉnh lại thời gian xử lý.

- Kiểm tra lại nồng độ.

2

Có vết kẻ đốm trên mặt vật sơn.

- Vật sơn bị đọng nước trong quá trình xử lý.

- Nước rửa cứng.

- Tẩy dầu chưa sạch.

- Sắp xếp các vật sơn hợp lý hơn.

- Làm cho nước mềm hơn.

- Tăng thời gian hoặc tăng nồng độ tẩy dầu.

3

Gỉ bề mặt vật sơn.

- Quá trình làm khô quá chậm.

- Lớp phốt phát hóa quá mỏng.

- Làm cho thoát nước nhanh hơn, quạt hoặc sấy vật sơn cho nhanh khô.

- Nồng độ dung dịch thấp hoặc thời gian phốt phát chưa đủ.

4

Đốm hạt như bột, chất lắng đọng ở màng phốt phát.

- Cặn bã quá nhiều.

- Làm sạch cặn bã. Súc rửa các bể rửa nước hoặc cho chảy tràn.

5

Vật sơn hút bột sơn kém.

- Điện áp súng không phù hợp.

- Độ tiếp đất không tốt.

- Sơn bám ở giá đỡ quá nhiều.

- Áp xuất khí phun quá cao.

- Lượng nạp sơn vào kém.

- Khí thoát ra ngoài quá nhiều.

- Kiểm tra điện áp súng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Vệ sinh các bộ phận tiếp đất thiết bị và giá treo.

- Vệ sinh giá đỡ.

- Kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp.

- Kiểm tra dụng cụ phun sơn.

- Giảm bớt khí thoát ra (điều chỉnh van giảm áp).

6

Sự phủ kín vết lõm, lỗ kém.

- Bột sơn cấp quá ít.

- Bột sơn cấp quá nhiều.

-  Sư dụng điện áp quá cao.

- Tăng áp suất khí nén. Điều chỉnh súng gần vật sơn hơn.

- Giảm áp suất khí để tránh bột sơn bị thổi bắn ra khỏi các vết lõm, lỗ.

- Giảm điện áp để tránh hiệu ứng Faraday.

7

Vài khu vực không bám sơn.

- Điện áp của súng quá cao.

- Súng quá gần vật sơn.

- Cỡ hạt bột quá nhỏ.

- Giảm điện áp.

- Điều chỉnh khoảng cách giữa súng và vật sơn.

- Giảm tỷ lệ hạt thu hồi.

8

Độ bóng thấp.

- Nhiệt độ lò quá cao.

- Thời gian sấy quá yếu hoặc quá dài.

- Giảm nhiệt độ cho phù hợp.

- Điều chỉnh thời gian cho phù hợp.

- Kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp.

9

Đổi màu, bạc màu toàn bộ.

- Nhiệt độ sấy quá cao, thời gian sấy quá dài.

- Kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp.

10

Bạc màu loang lỡ từng phần.

- Vệ sinh bề mặt chưa đạt yêu cầu.

- Bề mặt của vật sơn còn lớp gỉ.

- Nhiệt độ kim loại cả vật sơn không đồng đều do chiều dày của vật sơn các chỗ khác nhau nhiều.

- Xử lý lại.

- Kiểm tra và tăng nồng độ axit tẩy gỉ.

- Gia nhiệt, nâng nhiệt từ từ.

11

Độ bóng quá cao.

- Nhiệt độ hấp quá thấp.

- Thời gian hấp quá nhanh.

- Tăng nhiệt độ trong buồng hấp.

- Điều chỉnh thời gian hấp cho phù hợp.

12

Lớp sơn tróc từng mảng lớn.

- Tẩy dầu chưa sạch.

- Nhiệt độ hấp quá cao.

- Lớp sơn quá dầy hoặc quá mỏng.

- Tăng nồng độ hoặc thời gian tẩy dầu.

- Điều chỉnh nhiệt độ hấp cho phù hợp.

- Kiểm tra và sơn lại cho phù hợp.

13

Độ chảy (di chuyển của sơn kém)

- Mức thay đổi nhiệt quá chạm hoặc quá nhanh.

- Độ dày lớp sơn quá dày hoặc quá mỏng.

- Nhiệt độ hấp quá cao.

- Kiểm tra lại quá trình thay đổi nhiệt trong buồng hấp.

- Kiểm tra lại hệ thống phun sơn.

- Giảm nhiệt độ hấp và thời gian trong lò.

14

Độ nén độ dai kém.

- Mức thay đổi nhiệt quá thấp.

- Tỷ lệ bột thu hồi cao.

- Kiểm tra lại buồng sấy.

- Giảm tỷ lệ bột thu hồi.

15

Màu bị nhiễm bẩn.

- Vệ sinh buồng phun sơn không sạch khi thay đổi màu sơn.

- Kiểm tra và vệ sinh thật sạch buồng phun sơn và hệ thống thu hồi sơn để sơn không bị lẫn màu.

16

Độ bám của sơn kém.

- Màng sơn chưa khô cứng.

- Vệ sinh bề mặt chưa tốt.

- Lớp phốt phát hóa quá mỏng.

- Màng sơn quá dày.

- Sấy, hấp chưa đủ nhiệt.

- Kiểm tra và xử lý lại.

- Kiểm tra nồng độ và thời gian phốt phát.

- Kiểm tra và sơn đủ chiều dày.

17

Các hố, lỗ nhỏ trên màng sơn.

- Dầu nước lẫn trong khí nén.

- Màng sơn quá mỏng hoặc quá dày.

- Nhiệt độ hấp quá cao.

- Kiểm tra thiết bị phân tách dầu nước (trong máy sấy khô khí nén).

- Kiểm tra và sơn lại.

- Giảm nhiệt độ hấp cho phù hợp.

18

Lớp sơn bạc màu.

- Nhiệt độ hấp quá cao.

- Điều chỉnh nhiệt độ hấp cho phù hợp.

19

Mặt sơn mềm.

- Nhiệt độ hấp quá cao.

- Tăng nhiệt độ hoặc thời gian hấp.

20

Lớp sơn chịu va đập hoặc chịu uốn kém.

- Quá trình hấp sấy kém.

- Quá trình xử lý bề mặt chưa đạt yêu cầu.

- Màng sơn quá dày.

- Kiểm tra quá trình hấp.

- Kiểm tra và vệ sinh lại.

- Điều chỉnh chiều dày để đạt tiêu chuẩn.

0.0           0 đánh giá
Các sự cố thường gặp trong sơn tĩnh điện và biện pháp khắc phục

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀN GIAO SÚNG PHUN SƠN SAMES

BÀN GIAO SÚNG PHUN SƠN SAMES

Sản phẩm siêu hot của TVG thời gian gần đây mà các nhà sản xuất mặt hàng xuất khẩu không...
SÚNG PHUN SƠN BEST SELLER CỦA TVG

SÚNG PHUN SƠN BEST SELLER CỦA TVG

Cận cảnh hai em hàng luôn nằm trong top BEST SELLER của TVG: Dber E7 và Dber E9 
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/04 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 01/05/2022

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/04 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 01/05/2022

Công ty Tân Vũ Gia xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng, Quý đối tác lịch nghỉ lễ...
Lắp đặt súng phun sơn tĩnh điện tại Hải Phòng thương hiệu Tân Vũ Gia

Lắp đặt súng phun sơn tĩnh điện tại Hải Phòng thương hiệu Tân Vũ Gia

Khai xuân đầu năm với những hình ảnh chuyển giao thiết bị phun sơn tĩnh điện chất lượng cao tới...